Ads Top

Cách để Học nhanh hơn

 

Tải về bản PDF

Để thích nghi nhanh chóng với môi trường thay đổi đến chóng mặt của thế giới ngày nay, chúng ta cần phải học sao cho hiệu quả và có năng suất hơn. Bài viết này mô tả một số yếu tố cơ bản của phương pháp học - tức là học cách làm sao để học - qua đó giúp bạn tìm ra và sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ tự-học-có-định-hướng của mình. Phương pháp này có thể áp dụng cho bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống vốn đòi hỏi chúng ta không ngừng mở rộng kiến thức, trong đó bao gồm một số nhiệm vụ cơ bản giúp nâng cao năng lực của não. Bạn có thể giúp cho bộ não tiếp thu thông tin một cách chính xác và hiệu quả hơn, đôi khi chỉ bằng cách thay đổi cách chăm sóc cơ thể. Việc sử dụng phương pháp học (học về cách học) có thể giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân sao cho hiệu quả nhất.

Phần1
Chăm sóc cơ thể

  1. Tiêu đề ảnh Avoid Overreacting Step 1
    1
    Dành nhiều thời gian để ngủ. Có nhiều lúc không phải bạn hoặc cách học của bạn không ổn; chỉ là vì bộ não của bạn không thể lưu giữ được thông tin do các nhu cầu cần thiết của cơ thể không được đáp ứng. Nhu cầu này thường là được ngủ nhiều hơn. Nếu muốn bộ não đủ tỉnh táo để tiếp thu thông tin, bạn cần phải ngủ nhiều hơn. Chỉ uống thêm một tách cà phê sẽ không ích gì trong trường hợp này. Bạn phải chấm dứt những buổi thức khuya học bài; thay vào đó là đi ngủ sớm, ngủ vài tiếng và thức dậy sớm để có thể học nhiều hơn với bộ não đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi chúng ta ngủ, bộ não được gột rửa bằng một chất dịch giúp đào thải độc tố trong não.[1] Khi chúng ta ngủ không đủ giấc, bộ não sẽ bị quá tải với đủ thứ linh tinh và khó có thể hoạt động đúng chức năng.
    • Thời gian ngủ cần thiết còn tùy thuộc vào từng cá nhân và mức hoạt động của cơ thể. Người trưởng thành thường được khuyến nghị ngủ từ 7-8 tiếng[2], nhưng một số người cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn. Bạn phải có khả năng tỉnh táo cả ngày mà không cần sự hỗ trợ của cà phê. Nếu cảm thấy mệt mỏi trước 4 hoặc 5 giờ chiều thì có lẽ bạn đã không ngủ đủ giấc (hoặc có thể ngủ quá nhiều).
  2. Tiêu đề ảnh Avoid Overreacting Step 2
    2
    Ăn đầy đủ. Khi chúng ta đói, não sẽ rất khó tiếp thu thông tin. Bạn sẽ rất khó tập trung khi cả cơ thể đang báo hiệu rằng dạ dày của bạn đang trống rỗng. Đảm bảo ăn đầy đủ trong tất cả các bữa ăn chính. Thậm chí bạn có thể chọn các món ăn vặt lành mạnh khi đang học bài cũng như trong các giờ học và giờ kiểm tra.
    • Chọn các thức ăn lành mạnh cũng là điều cần lưu ý. Thức ăn vặt sẽ không cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để hoạt động tốt nhất. Một nắm hạt hạnh nhân hoặc vài thanh cà rốt có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung mà không bị đầy hơi và mệt mỏi.
  3. Tiêu đề ảnh Eat the Right Foods to Settle an Upset Stomach Step 9
    3
    Uống nhiều nước. Cơ thể của bạn hoạt động tốt nhất khi có đủ nước. Khi không uống đủ nước, bạn sẽ thiếu khả năng tập trung. Có thể bạn không nhận ra, nhưng cơn khát có thể khiến bạn dễ dàng bị xao lãng. Thậm chí tình trạng thiếu nước còn dẫn đến những hiện tượng như đau đầu khiến bạn khó học hơn.
    • Cơ thể của mỗi người cần lượng nước khác nhau. “Tám cốc nước mỗi ngày” mà bạn thường nghe người ta khuyên chỉ là ước lượng tương đối. Cách tốt nhất để bạn biết mình uống đủ nước là quan sát màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc trong thì nghĩa là bạn đã uống đủ nước. Nước tiểu có màu đậm hơn báo hiệu rằng bạn nên uống nhiều hơn.
  4. Tiêu đề ảnh Be Patient when Trying Depression Treatments Step 12
    4
    Tập thể dục. Chắc bạn đã biết rằng tập thể dục là tốt cho cơ thể, nhưng bạn có biết nó còn giúp bạn học nhanh hơn không? Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc vận động nhẹ nhàng trong khi học có thể giúp bạn học nhanh hơn. [3] Với những người năng vận động thì việc bị buộc phải ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể khiến họ khó tập trung hơn, vì vậy việc tập thể dục trong lúc học còn có lợi về mặt này.
    • Ví dụ, bạn có thể thử dạo bước xung quanh căn phòng rộng trong trong khi đọc sách. Ghi âm những bài giảng trên lớp và vừa nghe vừa tập trên máy ở phòng tập gym. Có rất nhiều lựa chọn, chỉ cần bạn nhớ chọn các bài tập nhẹ nhàng và tập trong lúc học.
  5. Tiêu đề ảnh Avoid Overreacting Step 10
    5
    Dạy bộ não biết cách học. Học nhanh là một thói quen mà có thể bạn cần phải cố gắng huấn luyện cho bộ não thay thế những thói quen xấu bằng những thói quen tốt. Cải thiện khả năng tập trung bằng cách thực hiện những nhiệm vụ phức tạp và không nghỉ (ngay cả khi chúng không liên quan). Dành riêng một khoảng thời gian và không gian chỉ để học và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào khác. Có lẽ điều quan trọng nhất là bạn nên tìm cách làm cho việc học trở nên thú vị. Điều này sẽ khiến bộ não muốn làm việc nhiều hơn và bạn sẽ không phải đấu tranh quá nhiều để học.
    • Ví dụ, bạn có thể theo đuổi những môn học mà bạn thực sự thấy hứng thú. Nhờ đó bộ não sẽ nắm được các kỹ năng học và bạn có thể áp dụng những kỹ năng đó vào những lĩnh vực không hấp dẫn lắm đối với bạn.

Phần2
Học cách học

  1. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 5
    1
    Chọn một mục tiêu. Suy nghĩ về những thay đổi mà bạn muốn thực hiện để cải thiện chất lượng cuộc sống. Những mục tiêu nào đòi hỏi bạn phải học nhiều hơn trước khi bạn có thể tự tin tạo nên sự thay đổi mà bạn mong muốn? Hãy tìm một mục tiêu có thể khởi động từ bây giờ mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian. Trong trường hợp này, mục tiêu mà chúng ta chọn chính là việc chăm sóc tốt hơn cho cơ thể. Sau đó chúng ta sẽ phân chia thành những phần nhỏ hơn. Những yếu tố nào cần có để hỗ trợ cho nhiệm vụ chăm sóc cơ thể?
    • Học bài càng sớm càng tốt
    • Ngủ đủ giấc
    • Ăn các thức ăn lành mạnh
    • Uống nhiều nước
    • Tập thể dục
  2. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 4
    2
    Nghiên cứu các phương án học.
    • Suy xét xem những lựa chọn nào thu hút hoặc không thú hút bạn. Bạn có thích tìm kiếm trên internet không? Bạn có muốn trò chuyện với chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên tập thể hình không? Nếu bạn không thể tập trung trong khi đọc sách thì liệu các bài viết trong tạp chí có phải là cách học hiệu quả không?
    • Tin vào trực giác của mình. Nếu bạn có linh cảm rằng đi theo con đường nào đó là không đúng, vậy thì đừng đi theo nó! Khi bắt đầu đọc một bài viết về phương pháp để cải thiện nếp ngủ và gặp những thông tin mà bạn không hề muốn áp dụng trong đời sống, bạn nên ngừng đọc và tìm một nguồn khác. Đừng tiếp tục đọc chỉ vì đó là thông tin từ một “chuyên gia” hoặc bởi vì “ai cũng làm thế cả”. Thông tin đó phải thực sự hữu ích đối với bạn.
    • Sàng lọc mục tiêu qua việc tìm kiếm. Khi bắt đầu đi tìm những phương pháp để chăm sóc cơ thể tốt hơn, bạn có thể phát hiện ra một yếu tố mà bạn thực sự muốn tập trung vào đó. Điều này sẽ thu hẹp mục tiêu của bạn từ việc “Tôi muốn chăm sóc cơ thể tốt hơn” thành “Tôi muốn chăm sóc cơ thể tốt hơn bằng cách áp dụng chế độ ăn lành mạnh”.
    • Tìm ai đó từng thực hiện những điều mà bạn đang mong muốn và nhờ họ chỉ dẫn cho bạn. Nếu bạn biết một người nào đó thành công trong việc thay đổi những yếu tố trong lối sống của họ, chẳng hạn như tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn uống lành mạnh hơn, hãy nói chuyện với họ. Tìm hiểu xem họ đã làm gì, họ làm như thế nào, và họ tìm được thông tin đó từ đâu.
    • Tìm kiếm trên internet, tham gia một lớp học, hỏi những người khác hoặc tìm một người thầy. Thử nhiều phương pháp học khác nhau để xem cách nào có hiệu quả nhất đối với bạn.
  3. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 9
    3
    Chọn phương án tối ưu.
    • Chọn phương án khả thi với điều kiện của bạn, một phương án mà bạn có thể áp dụng hiệu quả trong khung thời gian của mình và hoàn thành với khả năng và sự tập trung mà bạn có. Đừng quyết định ghi tên vào lớp học dinh dưỡng nếu bạn đang bị áp lực về thời gian và không có thì giờ để theo học. Thay vào đó, bạn hãy chọn kế hoạch nhỏ hơn, ví dụ như tham gia một chương trình dinh dưỡng. Bất kể lựa chọn của bạn là gì, đó phải là yếu tố mà bạn có thể đưa vào cuộc sống của mình một cách hiệu quả.
    • Cân nhắc sự ràng buộc về thời gian, vị trí địa lý và trạng thái tinh thần của bạn. Đừng tạo thêm áp lực cho cuộc sống bằng việc ôm đồm quá nhiều công việc không phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Việc học hành phải giúp nâng cao thay vì làm giảm chất lượng cuộc sống.
    • Sắp xếp thời gian trong ngày để học và thực hành những điều học được. Việc có thời gian biểu dành riêng cho việc học sẽ giúp bạn có động lực để tiếp tục tiến trình học tập.
    • Xây dựng thói quen tập trung vào những điều bạn muốn học hoặc muốn cải thiện . "Cảm xúc tạo động lực cho sự tập trung. Sự tập trung tạo động lực cho việc học tập." Bạn hãy chú ý đến những phản ứng cảm xúc của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm những phương án tập thể dục nhưng lại thấy dường như mình muốn phản kháng, hãy tìm xem nguyên nhân là vì đâu. Yếu tố nào trong việc tập thể dục gây ra phản ứng đó ở bạn? Chắc chắn phải có một nguyên nhân nào đó khiến bạn có cảm giác muốn chống lại nó.
    • Đừng để mình bị chìm ngập trong hàng núi các lựa chọn. Đôi khi chúng ta trở nên phân tâm và quá tải vì muốn chọn phương án “đúng”. Không có lựa chọn nào “đúng” hoặc “sai”; vấn đề chỉ là lựa chọn nào phù hợp với bạn. Hãy chọn lấy một phương án và thử thực hiện xem! Nếu không có tác dụng, bạn có thể chọn phương án khác.
  4. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 8
    4
    Trải nghiệm với phương pháp học. Để tiến hành thử nghiệm, bạn cần có một kế hoạch, một tiêu chí để đánh giá xem thử nghiệm đó có hiệu quả không và một khoảng thời gian để suy ngẫm về tiến trình và kết quả của việc thử nghiệm. Quá trình học cần phải được thực hiện theo cùng một cách.
    • Việc đặt ra tiêu chí cụ thể sẽ gúp bạn biết mình đã đạt được mục tiêu hay chưa. Khi quyết định tuân theo chương trình dinh dưỡng, bạn muốn bao gồm ba bữa ăn trong ngày hoặc nhiều bữa nhỏ hơn trong cả ngày?
    • Chọn một phương pháp để giúp bạn theo đúng tiến trình học. Hãy sử dụng bất cứ công cụ nào bạn có trong tay! Sổ tay, điện thoại, các ứng dụng, máy tính, internet, lịch, blog, v.v…
    • Không ngừng suy xét về tiến trình. Liệu bạn vẫn cần có thêm thông tin hoặc đã có thông tin cần thiết để bắt đầu tạo nếp ngủ mới?
    • Đặt ra các cột mốc và bám sát vào đó, ví dụ như bạn có thể tìm ra 3 công thức nấu ăn cho bữa tối lành mạnh để đưa vào chương trình dinh dưỡng của mình.
  5. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 14
    5
    Đánh giá kết quả và các cột mốc.
    • Bạn đã chạm đến các cột mốc đó chưa? Liệu bạn đã học đủ để thực hiện chương trình tập thể dục mới chưa? Bạn đã tìm ra một cách hiệu quả để cải thiện thói quen ngủ của mình chưa?
    • Lời nhắc nhở ghi trên lịch sẽ giúp bạn suy ngẫm. Đặt ra ngày "kiểm tra" để đánh giá những kiến thức mà bạn đã học được; suy xét xem những kiến thức đó có tác dụng không; còn điều gì mà bạn nhận ra mình cần phải biết không? Điều gì có hiệu quả và điều gì không? Tại sao?
  6. Tiêu đề ảnh Avoid Repeating the Old Same Mistakes All over Again Step 10
    6
    Điều chỉnh lại phương pháp học. Nếu cách học mà bạn chọn có hiệu quả, hãy tiếp tục thực hiện. Nếu không, bạn hãy quay trở lại để chọn cách học khác và bắt đầu thử nghiệm mới!

Phần3
Học ở trường

  1. Tiêu đề ảnh Deal With Stressful Situations in School Step 8
    1
    Tập trung chú ý khi học một kiến thức nào đó lần đầu tiên. Cách hay nhất để học nhanh hơn chính là chăm chú vào những thông tin mà bạn được nghe giải thích lần đầu. Ngay cả một chút lơ đãng nhỏ nhất cũng khiến cho các thông tin không được tiếp thu vào não đúng mức. Thật không may, hầu như chẳng có mẹo nào có thể giúp bạn trong việc này: Bạn sẽ phải học cách giữ vững ý chí.
    • Cố gắng lắng nghe như thể bạn sẽ phải trả lời ngay về nội dung đang học, chẳng hạn như khi giáo viên gọi lên, hoặc để làm sao bạn có thể tự lặp lại các thông tin đó. Thực tế cho thấy, nếu bạn đang học một mình, việc lặp lại các thông tin (giải thích, diễn đạt bằng lời của chính bạn) có thể giúp các kiến thức in sâu vào não.
  2. Tiêu đề ảnh Study the Bible Step 9
    2
    Ghi chép. Ghi chép là một cách khác rất hay để duy trì sự tập trung khi bạn học một nội dung mới. Việc ghi chép không những buộc bạn phải suy nghĩ về bài đang học mà còn tạo nên một sườn bài để giúp bạn dựa vào và học lại sau đó.
    • Ghi chép không có nghĩa là viết lại tất cả những gì bạn nghe được. Bạn chỉ cần ghi lại dàn ý chính kèm thông tin cụ thể mà bạn biết là quan trọng. Viết ra tất cả các dữ kiện chính và mọi diễn giải mà bạn cảm thấy khó hiểu hoặc biết rằng mình sẽ khó nhớ vì chúng quá phức tạp.
  3. Tiêu đề ảnh Be Quiet During Class Step 16
    3
    Tham gia tích cực trong lớp. Duy trì sự năng động khi học. Điều này không những giúp bạn tập trung mà còn giúp não tiếp nhận thông tin tốt hơn, bởi vì việc học bây giờ đã trở thành một trải nghiệm huy động nhiều giác quan thay vì chỉ nghe người khác nói. Có nhiều cách để bạn tham gia vào trải nghiệm học tập của mình, từ việc hoạt động tích cực trong nhóm đến việc đặt câu hỏi trong suốt buổi học.
    • Cố gắng trả lời khi giáo viên hỏi. Đừng sợ trả lời sai: đây là trải nghiệm trong việc học tập, và đôi khi sự sai lầm chính là một phần của quá trình học.
    • Khi lớp chia nhóm để sinh hoạt, đọc sách hoặc thảo luận, bạn hãy tiếp nhận và tham gia. Đừng chỉ lặng lẽ ngồi một chỗ và cố gắng tránh né. Hãy lôi cuốn mọi người và đặt câu hỏi với các bạn học khác, đóng góp ý kiến và tận hưởng trải nghiệm này.
    • Đặt câu hỏi khi bạn không hiểu hoặc muốn biết thêm. Đặt câu hỏi là một cách khác rất tuyệt vời để giữ tập trung khi học bài, hơn nữa cách này cũng giúp bạn biết rằng mình thực sự hiểu những kiến thức đang học. Đừng ngại hỏi khi bạn không hiểu một điều nào đó mà giáo viên vừa giảng, hoặc khi bạn tìm thấy có điểm thú vị và muốn biết thêm về vấn đề đó.
  4. Tiêu đề ảnh Write a Rough Draft Step 9
    4
    Tạo môi trường thuận lợi. Nếu cộng sự của bạn trong phòng thí nghiệm hay làm phiền bạn hoặc chỗ ngồi học ở nhà của bạn đặt ngay trước ti vi thì sẽ chẳng lạ gì khi bạn không thể học nhanh được. Nếu muốn tạo điều kiện cho bộ não có cơ hội tốt nhất để nạp kiến thức, bạn cần môi trường yên tĩnh dành riêng cho việc học. Bầu không khí yên tĩnh và không có những yếu tố gây xao lãng sẽ giúp bạn không bị phân tâm. Việc có một nơi chuyên để nghiên cứu và học tập cũng có lợi vì nó kích thích não hoạt động theo một cách nhất định.
    • Nếu môi trường trong lớp học có vấn đề, bạn hãy nhờ giáo viên giúp đỡ. Bạn có thể chuyển chỗ ngồi hoặc làm việc với một người khác. Nếu môi trường học ở nhà không ổn, hãy tìm những nơi khác để học. Bạn có thể đến thư viện nếu không quá xa nhà. Bạn cũng có thể tìm những cách như học trong phòng tắm hoặc học thật sớm nếu có người bạn cùng phòng ồn ào.
  5. Tiêu đề ảnh Deal With Your Roommate's Mood Swings Step 9
    5
    Học theo phương thức học của bạn. Phương thức học là những cách mà qua đó não của chúng ta có thể tiếp thu kiến thức một cách tối ưu. Có nhiều phương thức học khác nhau, và mặc dù ai cũng có thể sử dụng mọi cách học, nhưng thường thì chỉ mỗi người chỉ thích hợp với một hoặc hai cách. Bạn có thể làm bài trắc nghiệm trên mạng để tìm được phương thức học phù hợp với mình, nhưng nếu bạn có giáo viên sẵn sàng hỗ trợ thì các thầy cô sẽ là người có khả năng giúp bạn tìm ra điều này. Thậm chí bạn còn có thể đề nghị giáo viên bổ sung thêm phương thức học đó vào việc dạy học.
    • Ví dụ, nếu bạn nhận ra mình học tốt nhất khi nhìn vào các biểu đồ và sơ đồ, có thể bạn là người học bằng thị giác. Hãy thử học bằng cách vẽ những sơ đồ riêng của mình để có thể nhớ được nhiều thông tin hơn.
    • Có phải bạn nhận thấy mình có khả năng ghi nhớ các âm thanh hoặc nhớ rõ ràng những thông tin bạn đã đọc khi nghe một bài hát nào đó? Nếu là vậy, có thể bạn là người học bằng thính giác. Hãy thử ghi âm lại các bài giảng trên lớp để nghe lại trước và sau khi học bài, hoặc thậm chí khi đang học nếu các thông tin đó thực sự trùng khớp.
    • Có phải bạn thường ngồi trong lớp học và bồn chồn vì thèm được chạy một vòng? Bạn lơ đãng nhịp nhịp chân khi nghe giảng? Có thể bạn là người học bằng sự vận động. Hãy thử sờ nắn một vật nhỏ trong giờ học hoặc vừa đi dạo vừa học để học nhanh hơn.
  6. Tiêu đề ảnh Get Healthier Using a Diary Step 3
    6
    Sử dụng phương pháp học phù hợp với nội dung đang học. Các môn học khác nhau đòi hỏi những cách học khác nhau để có thể đem lại kết quả tốt hơn. Có thể bạn đang học theo cách không có lợi nhất. Hãy điều chỉnh cách học của mình sao cho bộ não làm việc có hiệu quả nhất.
    • Ví dụ, não của chúng ta được thiết kế để học ngôn ngữ thông qua việc tương tác, nghe và sử dụng. Bạn sẽ học tiếng Anh nhanh hơn nhiều nếu được đắm mình trong môi trường tiếng Anh và dành thời gian để nói thay vì chỉ học bằng các thẻ học. Nếu cần được giúp đỡ để học tiếng Anh nhanh hơn, bạn có thể xem bài viết của chúng tôi về chủ đề này tại đây.
    • Một ví dụ khác là học môn toán. Thay vì chỉ giải một kiểu đề và xem đi xem lại những bài mẫu tương tự nhau, bạn hãy tìm và giải nhiều kiểu đề khác nhau khi dùng những kỹ năng như nhau.[4] Bên cạnh đó, việc giải những bài toán có liên quan bằng các kỹ năng khác nhau cũng có thể giúp bạn củng cố kiến thức đang học.
  7. Tiêu đề ảnh Tell if Your Fear Is a Phobia Step 9
    7
    Đi kiểm tra để được đánh giá về khiếm khuyết khả năng học tập. Nếu bạn thực sự nhận thấy mình không thể tập trung khi học hoặc não của bạn dường như không tiếp nhận được thông tin nào ngay cả với sự hỗ trợ của nhiều phương pháp khác nhau, có lẽ bạn nên cân nhắc tiếp nhận đánh giá về khiếm khuyết khả năng học tập. Có nhiều dạng khiếm khuyết khả năng học, và phần lớn trong đó xảy ra khá phổ biến (ước tính tại Mỹ cứ 5 người thì có 1 người đối mặt với tình trạng này[5] ). Cho dù bạn có khiếm khuyết về khả năng học tập thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn ngu dốt hoặc có điều không ổn, mà chỉ là bạn học hơi khác một chút. Các dạng khiếm khuyết phổ biến bao gồm:
    • Chứng khó đọc, một chứng bệnh gây ra các vấn đề trong khả năng đọc. Nếu bạn nhận thấy mắt của mình không thể ghi nhận đúng cách khi nhìn vào trang giấy, có thể bạn mắc chứng khó đọc.
    • Các rối loạn liên quan đến chứng khó đọc như chứng khó viết và chứng khó học toán gây ra những vấn đề tương tự trong việc viết và học toán. Nếu bạn gặp rắc rối khi viết về điều gì đó mà bạn vẫn nói được dễ dàng thì có thể bạn mắc chứng khó viết. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc nhận diện các chữ số hoặc những hoạt động như tính toán các chi phí, có thể bạn đã mắc chứng khó học toán.
    • Rối loạn trung khu thính giác xử lý và hiểu lời nói là một khiếm khuyết phổ biến khác khiến người mắc chứng này gặp khó khăn trong việc xử lý âm thanh. Khiếm khuyết này tương tự như khiếm thính, nhưng khác ở chỗ là không hề mất thính lực và có thể dẫn đến các vấn đề về hội thoại và tập trung khi có các âm thanh nền.

Phần4
Ôn bài hiệu quả

  1. Tiêu đề ảnh Learn About the Types of Organic Reactions Step 10
    1
    Học bài càng sớm và càng thường xuyên càng tốt. Tất nhiên là càng học nhiều thì bạn sẽ càng tiếp thu được nhiều, vì vậy học bài thường xuyên bao giờ cũng tốt. Hơn nữa, càng bắt đầu học sớm thì bạn sẽ càng dễ nhớ mọi thứ hơn. Đừng đợi đến khi chỉ còn cách kỳ thi 2-3 ngày mới bắt đầu học; bạn cần bắt đầu học ít nhất là một tuần trước khi thi, và cân nhắc học liên tục trong suốt học kỳ nếu cảm thấy cần thiết.
    • Ôn lại các kiến thức cũ khi bạn học những kiến thức trong tuần cũng là một ý hay. Cách này sẽ giúp cho các kiến thức và kỹ năng cũ trở lại tươi mới trong đầu bạn.
  2. Tiêu đề ảnh Write a Brief Description of Yourself Step 10
    2
    Tìm sự giúp đỡ của gia sư dạy kèm hoặc giáo viên. Sẽ chẳng có gì sai khi bạn tìm sự trợ giúp và lời khuyên chuyên môn phù hợp với điều kiện của bạn. Cách này thực sự có thể giúp bạn học nhanh hơn nhiều. Bạn hãy gạt qua sự ngượng ngùng và sĩ diện để nhờ giáo viên giúp đỡ. Nếu không có thời gian để giúp bạn thì ít ra thầy cô giáo cũng tìm hộ bạn một gia sư dạy kèm.
    • Nếu bạn không có tiền để thuê gia sư, giáo viên có thể sắp xếp cho bạn học cùng với một bạn học giỏi trong lớp để giúp đỡ bạn.
    • Nhiều trường học có các trung tâm dạy kèm miễn phí. Bạn hãy kiểm tra xem trường mình có không.
  3. Tiêu đề ảnh Tame a Wild Tongue Step 12
    3
    Tạo bản đồ tư duy để đẩy nhanh quá trình học. Bản đồ tư duy là một cách tuyệt vời để đưa các kiến thức mà bạn đang cố gắng học in thẳng vào não. Bản đồ tư duy là công cụ trực quan biểu thị những kiến thức mà bạn đang cố gắng tiếp thu. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi chú, hình ảnh, và giấy để viết ra các dữ kiện, những lời giải thích và các khái niệm được sắp xếp chặt chẽ. Sau đó bạn hãy gắn những công cụ đó lên tường hoặc bày lên sàn, đặt các vật giống nhau vào một chỗ và dùng dây hoặc các vật khác để biểu thị những ý tưởng hoặc các sự vật có liên quan. Học từ bản đồ này thay vì chỉ nhìn vào vở ghi chép.
    • Khi làm bài kiểm tra hoặc viết bài luận, bạn có thể hình dung lại bản đồ tư duy và nhớ lại các kiến thức trên đó và những thông tin liên quan, cũng tương tự như cách bạn nhớ bản đồ địa lý.
  4. Tiêu đề ảnh Write Information in a Cornell Outline Format Step 6
    4
    Học thuộc lòng một cách hiệu quả để chốt lại nhanh các thông tin. Học thuộc lòng không phải lúc nào cũng là phương pháp dễ nhất, nhưng đó là cách hữu hiệu nếu bạn cần học một kiểu thông tin nào đó thật nhanh. Cách này có hiệu quả nhất khi học các danh sách, chẳng hạn như thứ tự các việc cần làm hoặc các từ vựng. Phương pháp học thuộc lòng một cách hệ thống dành cho những nội dung phức tạp hơn thường ít có khả năng thành công.
    • Bạn có thể thử dùng công cụ ghi nhớ để học các thông tin nhanh hơn. Công cụ ghi nhớ là những từ hoặc cụm từ đóng vai trò như chiếc chìa khóa để mở ra khối lượng thông tin lớn hơn, ví dụ như câu "Sao đi học – cứ khóc hoài – thôi đừng khóc – có kẹo đây" để giúp học sinh nhớ về các công thức lượng giác cơ bản.
    • Tập trung lần lượt vào từng phần nhỏ. Khi học hành và nghiên cứu, bạn nên tập trung vào một tập hợp thông tin nhỏ trước khi chuyển sang những tập hợp mới. Có thể bạn cảm thấy cách này có vẻ chậm chạp, nhưng thực ra nó sẽ giúp bạn học nhanh hơn vì bạn không cần phải ôn lại các kiến thức đó quá nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang cố gắng ghi nhớ các từ vựng, danh sách và các dạng thông tin tương tự. Học từng tập hợp không quá 5-8 từ mỗi lần trước khi chuyển sang tập hợp khác.
  5. Tiêu đề ảnh Write Information in a Cornell Outline Format Step 11
    5
    Tự tạo ra ngữ cảnh mà bạn cảm thấy thú vị. Nếu có ngữ cảnh phù hợp với kiến thức đang học, bạn sẽ xử lý dễ hơn nhiều. Khi ngữ cảnh đó thực sự thú vị thì những thông tin trong đó cũng sẽ dễ nhớ hơn. Bạn hãy tự tìm hiểu và tìm những trải nghiệm có thể giúp bạn tạo ngữ cảnh cho những kiến thức đang học.
    • Giả sử như bạn đang học tiếng Anh. Bạn có thể xem một bộ phim hấp dẫn về chủ đề bao gồm những từ vựng thuộc lĩnh vực bạn đang học. Như vậy, nếu đang học về các từ vựng về du lịch, bạn hãy thử xem bộ phim Lost in Translation (Lạc lối ở Tokyo).
    • Một ví dụ khác là về môn lịch sử. Tìm một bộ phim tài liệu với chủ đề bạn đang học, thậm chí chỉ là bộ phim mô tả về đất nước mà bạn đang học. Ngay cả những hình ảnh đi kèm với những câu chuyện cũng sẽ giúp bạn nhớ thông tin, bởi vì nhờ đó bạn sẽ dễ hình dung hơn.

Lời khuyên

  • Đừng dừng lại ở phương thức học tập đầu tiên mà bạn chọn. Hãy thăm dò mọi phương thức khác trước khi quyết định.
  • Một khái niệm "học tập" có thể rút ra từ ý tưởng của nhà tâm lý học nổi tiếng Robert Bjork: "Học là khả năng sử dụng thông tin sau một thời gian dài không dùng đến, và là khả năng sử dụng thông tin để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong một bối cảnh khác (nếu chỉ khác chút ít) so với bối cảnh mà ban đầu bạn được học thông tin đó." [6]
  • Sau khi đọc xong một nội dung nào đó, bạn hãy cố gắng nói lên thành tiếng mà không nhìn vào tài liệu, nói một cách thật đơn giản như thể bạn đang giảng giải cho người khác. Phương pháp này sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin lâu hơn.
  • Nếu bạn cố gắng tập trung trong lớp, bộ não của bạn có thể tiếp nhận được 60% nội dung bài học. Nếu bạn về nhà và đọc bài một lần ở nhà, bạn sẽ tiếp nhận 40% còn lại, vì vậy sự tập trung trong lớp học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
  • Hướng đến mục tiêu mỗi ngày và tạo thói quen ghi chép trong lớp, vì điều đó sẽ có ích cho bạn sau này.
  • Trước khi học bài, bạn hãy dọn dẹp phòng và bàn học cho gọn gàng, mở cửa sổ để đón không khí trong lành (dù là ở thành thị hay thôn quê). Mở cửa sổ nhìn ra vườn, công viên, cây cối, hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn tự tin. Uống một tách trà hay cà phê trước khi học. Bạn cũng có thể ăn rau hoặc hoa quả, và nhớ chuẩn bị dụng cụ học tập như bút mực, bút chì, tẩy, gọt bút chì, thước tỷ lệ, v.v… Mua bút dạ quang để đánh dấu hoặc ghi chú.

Cảnh báo

  • Học phải đi đôi với hành! Bạn hãy tìm dịp để sử dụng những điều đã học được. Hãy biết tận dụng cơ hội. Nếu bạn đang học cách ăn uống lành mạnh hơn, hãy cho người thân và bạn bè của mình thấy rằng họ có thể chọn cách ăn uống lành mạnh hơn như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Link DownLoad Tài Liệu

😊 Toán      6 7 8 9 10 11 12
😊 Lý         6 7 8 9 10 11 12
😊 Hóa       6 7 8 9 10 11 12
tanthanhle1092@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.